Trẻ ho có đờm thở khò khè vào những ngày thời tiết thay đổi là bị gì

Donnerstag, 20. Dezember 2018

Hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường sống xung quanh. Vì vậy trẻ ho có đờm thở khò khè là tình trạng gây khó chịu cho bé và khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng.

 

Cách nhận biết trẻ ho có đờm thở khò khè

 

Thở khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm như tiếng ngáy hoặc âm sắc cao như tiếng huýt sáo mà nếu để ý bạn có thể nghe thấy khi bé hít thở

 

Trong trường hợp trẻ ho có đờm thở khò khè nhẹ thì để nghe được âm thanh khò khè đó bạn phải áp sát tai vào mũi bé hoặc vào lưng. Thậm chí phải đặt ống nghe chuyên dụng và chú ý nghe thật kỹ mới phát hiện được và nhận biết triệu chứng

 

Nếu ở mức độ nặng thì bạn có thể nghe thấy tiếng khò khè ngay cả khi ở cách xa bé

 

Tại sao bé lại bị ho có đờm thở khò khè

 

Thở khò khè là hiện tượng xảy ra do sự tắc nghẽn ở các đường dẫn khí nhỏ là phế quản và tiểu phế quản khiến không khí lưu thông qua đây phải lách qua những khe hẹp và hình thành nên tiếng thở khò khè

 

Đường hô hấp của trẻ em rất nhạy cảm, các lông chuyển và chức năng tạo ẩm, làm ấm không khí hít vào chưa hoạt động tốt nên khi thời tiết trở lạnh, không khí đi vào đường thở của bé sẽ không được làm ấm gây ra tình trạng nhiễm lạnh, tăng tiết đờm nhớt.

 

Lúc này hệ miễn dịch trở nên yếu ớt trong việc chống đỡ những tác nhân gây bệnh như virus hợp bào hô hấp, cúm, á cúm hay nặng hơn là các loại vi trùng như phế cầu khuẩn, Haemophilus Influenza, tụ cầu vàng,… gây ra các bệnh lý viêm tiểu phế quản và viêm phế quản

 

Đối với trẻ sơ sinh, ho có đờm thở khò khè rất hay gặp nhưng nhiều trường hợp nguyên nhân không phải do tắc nghẽn tiểu phế quản mà do tắc nghẹt mũi đơn thuần. Trong những giai đoạn đầu đời, trẻ chỉ thở được bằng mũi mà chưa thở được bằng miệng

 

>>>https://laodong.vn/suc-khoe/ho-co-dom-lau-ngay-khong-khoi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-641047.ldo



Kích thước mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ và hẹp nên chỉ cần có sự tăng tiết dịch như sổ mũi cũng khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở. Khi chú ý lắng nghe thì cũng có thể nghe thấy âm thanh khò khè. Đối với tình trạng này bạn chỉ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm lỗ mũi bé thông thoáng hơn

 

Với những trẻ lớn hơn, khi có triệu chứng ho có đờm thở khò khè thì có khả năng bị suyễn. Suyễn là một bệnh lý có tính di truyền (cha mẹ, anh em, ông bà thường có tiền căn suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng), biểu hiện bằng việc tăng nhạy cảm của đường hô hấp khi có các yếu tố kích thích như lông chó mèo, khói thuốc lá hay thời tiết thay đổi dẫn đến việc co thắt phế quản tạo ra cơn ho khò khè hay còn gọi là cơn hen phế quản.

 

Làm gì khi trẻ bị ho có đờm thở khò khè

 

Khi bé bị tình trạng này, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt là trong trường hợp ho, thở khò khè kèm theo các dấu hiệu nặng như: thở mệt, thở nhanh, tím tái, li bì, bứt rứt, bỏ ăn, bỏ bú, khò khè nặng khiến trẻ không ngủ được, khò khè tái phát nhiều lần.

 

Bạn không được tự ý mua thuốc cho trẻ như các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… Vì ho, khò khè tùy vào từng nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây lờn thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

 

Để tránh cho trẻ bị ho có đờm thở khò khè, bạn nên giữ ấm cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, chế độ ăn uống phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng

Kommentieren